Đột phá trong Nông nghiệp bằng khoa học công nghệ

Khoa học và công nghệ là yếu tố then chốt tạo đột phá trong tái cơ cấu nông nghiệp, chuyển đổi từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, thúc đẩy mục tiêu chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới. Đây không còn là chủ đề mới nhưng việc áp dụng cụ thể đem lại hiệu quả cho từng mặt hàng sản xuất lại luôn là vấn đề được quan tâm, các nội dung ngày sẽ có  trong chương trình “Nông dân hiện đại” phát sóng khoảng 19h35 thứ 5 hàng tuần trên kênh VTV8. Chương trình có sự đồng hành của Tổng Công ty Phân bón và Hòa chất Dầu khí – CTCP (PVFCCo).

Phát triển khoa học công nghệ trong nông nghiệp cũng nằm một phần trong cam kết giảm phát thải khí nhà kính. Việt Nam vừa nhận 1.200 tỷ đồng từ Ngân hàng Thế giới (WB) từ thỏa thuận giảm phát thải khí nhà kính ở vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2018-2024 từ việc bán tín chỉ carbon theo cơ chế thị trường carbon tự nguyện. Số tiền đợt 1 mà Việt Nam nhận được từ WB được đưa về chi trả cho Quỹ Phát triển Rừng của 6 tỉnh Bắc Trung Bộ từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế, từ đó sẽ hỗ trợ cho các hợp đồng lâm nghiệp để giảm phát thải khí nhà kính gắn với bảo vệ và phát triển rừng. Lâm nghiệp giờ đây không chỉ nuôi sống hàng triệu con người sống nhờ rừng mà còn là nguồn tài chính tiềm năng thông qua thương mại carbon. Đây là khởi đầu quan trọng trong việc bán tín chỉ carbon rừng ở Việt Nam và cũng là sự khẳng định về tính hiệu quả của nỗ lực bảo vệ rừng ở 6 tỉnh Bắc Trung Bộ.

Tại tỉnh Hà Tĩnh, trong thời gian qua, nhiều công nghệ cao đã được thí điểm và chuyển giao tại các hợp tác xã đã và đang mang lại những kết quả tích cực làm thay đổi phương thức canh tác cũng như nâng cao hiệu quả sản xuất từ đó góp phần xây dựng một nền nông nghiệp tiên tiến, nền nông nghiệp công nghệ cao tại địa phương. Việc ứng dụng công nghệ còn giúp cải tiến quy trình từ quản lý đến chế biến, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Việc đầu tư đồng bộ cũng giúp tạo ra các sản phẩm có chất lượng đồng đều, đa dạng về chủng loại, mẫu mã, kiểu dáng tạo sức cạnh tranh trên thị trường.

Nhận thấy lợi ích kép từ việc hợp tác sản xuất lúa áp dụng công nghệ, người nông dân đã tiếp tục mở rộng thương mại với các công ty thương mại để trồng lúa áp dụng công nghệ cao với việc sử dụng mạ khay, máy cấy, phun chế phẩm thuốc trừ sâu bằng máy bay không người lái, thu hoạch lúa và rơm bằng máy móc. Năng suất lúa đã đạt 5,5 tấn/ha, sản phẩm được công ty bao tiêu tại ruộng với giá lúa tươi là 13.000 đồng/kg, lợi nhuận thu về khoảng gần 40 triệu đồng. Hiện nay, sau 6 vụ canh tác, diện tích liên kết đã tăng lên rất đáng kể.

Lượt xem: 9

Copyright©2018 Mitha Event. All rights reserved